Trong thời tiết nóng bức thì được ăn một bát chè đậu đỏ thanh mát thì còn gì tuyệt vời hơn. Nhưng nấu thế nào vừa nhanh nhưng lại vừa ngon tại nhà thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng HANUTI vào bếp luôn nhé!
Chuẩn bị nguyên liệu
Đậu đỏ 300g
Bột năng 20g hoặc bột sắn dây
Nước cốt dừa 1 hộp
Dừa khô (lấy tùy sở thích)
Gia vị thông dụng gồm muối và đường (1 ít)
Nên chọn hạt đậu có màu đỏ tươi. Không bị sâu mọt và không có dấu hiệu mốc hay mùi khó chịu. Nên chọn hạt đậu có kích thước vừa phải để sau khi nấu đậu đạt được độ mềm và vị bùi ngon. Không nên chọn những hạt quá to, vì những hạt này thường ăn không ngon, ít chất dinh dưỡng hơn những hạt nhỏ và đặc biệt thường tạo ra vị chát nhẹ khi ăn. Ngoài ra, đậu đỏ bán tràn lan ngoài thị trường có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Bạn có thể tham khảo đậu đỏ HANUTI đạt chứng nhận hữu cơ quốc tế. Không chứa các chất hóa học độc hại.
Cách nấu chè đậu đỏ
Sơ chế nguyên liệu
Chọn những hạt đậu đỏ to đồng đều nhau và không bị sâu. Ngâm đậu với nước trong khoảng 6 – 8 tiếng đồng hồ. Để tiết kiệm thời gian có thể ngâm đậu để qua đêm trước khi nấu. Sau khi ngâm, các hạt đậu lúc này sẽ nở to và mềm hơn. Khi bẻ đậu làm đôi được thì bạn tiến hành vớt đậu ra, rửa sạch và loại bỏ những hạt sâu còn sót lại. Sau đó để cho ráo nước.
Nấu chè đậu đỏ
Cho đậu vào nồi và ½ thìa cà phê muối. Đổ thêm 500ml nước sao cho nước ngập hết đậu. Đun đến khi sôi thì thêm vào 80g đường. Khuấy đều cho tan hết rồi hạ lửa nhỏ. Ninh trên bếp từ 30 đến 40 phút. Kiểm tra độ nhừ của đậu bằng cách lấy muỗng vớt một hạt đậu rồi ấn dẹp, đậu nát nhuyễn là đạt.
Hòa tan 20gr bột năng hoặc bột sắn dây bằng nước lạnh. Sau đó đổ từ từ vào nồi rồi hạ lửa vừa, khuấy đều tay cho đến khi nồi sôi trở lại mà thấy bột trong và không bị vón cục là có thể tắt bếp. Hạt đậuđỏ Hanuti sau khi nấu có màu đỏ sậm. Nước chè thì hơi nâu nhẹ. Điểm thêm một vài sợi dừa trắng trên chén chè trông thật hấp dẫn.
Khi dùng, bạn có thể cho thêm đá, tùy chỉnh lượng nước cốt dừa theo khẩu vị và sở thích của từng người. Ngày Thất tịch (mùng 7.7 âm lịch) được xem là Lễ tình nhân của châu Á. Gắn liền với câu chuyện về Ngưu Lang – Chức Nữ. Trong ngày này, nhiều bạn trẻ rất tin vào những điều được tương truyền.
Vậy nên các cặp đôi nam nữ yêu nhau thường đến chùa, làm lễ. Họ cầu mong cho tình duyên ngày càng bền chặt, và sẽ mãi mãi bên nhau. Theo quan niệm dân gian, nếu là người độc thân thì sẽ tìm được ý trung nhân, còn đã có đôi có cặp thì sẽ hạnh phúc, bên nhau lâu dài…
Bạn có thể tham khảo Đậu đỏ Hanuti tại đây
Có thể bạn quan tâm: CHÈ MÈ ĐEN – CÁCH NẤU SIÊU ĐƠN GIẢN CHO MẸ BẦU