Chọn đối tượng khách hàng 2
  • iconss-1 Khách hàng Cá nhân
  • iconss-2 Đại lý phân phối
  • iconss-3 Khách mua nguyên liệu

Hanuti tự hào

Nông sản Việt Nam
Tự Nhiên, Tự Tâm, Tự Hào

phát triển các vùng
nguyên liệu hữu cơ bền vững

Để phát triển các vùng nguyên liệu hữu cơ bền vững, HANUTI phối hợp với chính quyền địa phương lựa chọn các vùng đất tập trung, nơi người dân đang canh tác theo phương thức truyền thống (chủ yếu sử dụng phân chuồng), ít chịu ảnh hưởng bởi ô nhiễm nguồn không khí và nguồn nước.

QĐ. HOÀNG SA

QĐ. TRƯỜNG SA

VÙNG NGUYÊN LIỆU
TẠI CAO BẰNG

Hà Quảng: 72 ha

  • Diện tích được cấp chứng nhận hữu cơ NOP-USDA (Mỹ), EU (Châu Âu), JAS (Nhật Bản): 20 ha
  • Diện tích chuyển sang hữu cơ: 52 ha

Hoà An: 15 ha

Hạ Lang: 25 ha

VÙNG NGUYÊN LIỆU
TẠI NGHỆ AN

Tương Dương: 29 ha

VÙNG NGUYÊN LIỆU
TẠI QUẢNG BÌNH

Quảng Ninh: 120 ha

Vùng nguyên liệu hữu cơ của Hanuti tại Cao Bằng

Vùng nguyên liệu hữu cơ của Hanuti tại Cao Bằng là một vùng núi với độ cao hơn 1000m so với mực nước biển, có nhiệt độ trung bình thấp hơn so với các vùng đồng bằng từ 5-7 độ C, đồng thời có biên độ nhiệt giữa ngày và đêm cao. Đặc biệt, tại đây không có bất kỳ dòng sông, con suối hay khe nước nào, mọi hoạt động sinh hoạt và canh tác đều phụ thuộc vào nước mưa.

Lạc, mè và các loại đậu được canh tác trong các thung lũng đất lẫn đá tai mèo, nằm dưới chân núi đá vôi, bên trên là rừng tự nhiên. Chính điều kiện đất đai này đã tạo nên vị thơm, bùi, ngọt riêng có cho các sản phẩm hạt hữu cơ của Hanuti.

Bên cạnh đó, 100% người dân là người dân tộc thiểu số (Nùng, Tày, Dao) có kinh nghiệm lâu đời trong việc trồng các loại lạc, đậu, mè theo phương thức canh tác truyền thống tạo điều kiện thuận lợi cho Hanuti phát triển vùng trồng hạt hữu cơ

Vùng nguyên liệu hữu cơ của Hanuti tại Nghệ an

Vùng nguyên liệu chuyển đổi hữu cơ của Hanuti tại Nghệ An đặt tại một vùng núi cao nơi người dân canh tác trên các sườn đồi có độ dốc lớn trong điều kiện khí hậu thời tiết không thuận lợi bởi tác động của gió Lào. Người dân nơi đây 100% là người dân tộc Thái và Khơ Mú chịu thương chịu khó, rất ham học hỏi và có tinh thần trách nhiệm cao.

Trong quá trình hợp tác cùng Hanuti, người dân tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình sản xuất các loại đậu, lạc, mè theo tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế. Từ 29 ha diện tích đất canh tác chuyển đổi hữu cơ ban đầu, dự kiến năm 2024, diện tích vùng nguyên liệu của Hanuti tại đây sẽ được mở rộng lên đến 50ha trong đó 29ha diện tích đã chuyển đổi dự kiến được đánh giá cấp chứng nhận hữu cơ trong năm 2024.

Vùng nguyên liệu hữu cơ của Hanuti tại QUẢNG BÌNH

Trên thung lũng nằm trọn dưới chân núi đá vôi, bao quanh bởi cánh rừng tự nhiên rậm rạp là vùng nguyên liệu trù phú của Hanuti với hơn 120ha diện tích đất canh tác. Khác với Cao Bằng, Nghệ An, vùng nguyên liệu Quảng Bình khá bằng phẳng thuận lợi cho việc canh tác tập trung, quy mô lớn.

Với truyền thống canh tác các loại lạc, đậu, mè lâu đời, người dân đã có kinh nghiệm trong việc trồng các giống cây này. Cùng với đó, hàng năm, đất đai được bồi đắp một nguồn dinh dưỡng dồi dào với khoáng chất từ núi đá vôi và chất mùn từ các cánh rừng tự nhiên sẽ tạo ra các sản phẩm hạt không chỉ thơm ngon mà còn giàu dưỡng chất.

Biểu đồ mùa vụ của hanuti

Biểu đồ cơ cấu cây trồng của hanuti

từ vùng nguyên liệu xanh tươi
đến nhà xưởng sản xuất đạt chuẩn

NHÀ XƯỞNG ĐẠT CHUẨN

Nhà xưởng sản xuất các sản phẩm dinh dưỡng từ hạt hữu cơ tại thôn Yên Hà, xã Hải Bối, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội: Đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế của Mỹ (USDA), Châu Âu (EU) và Nhật Bản (JAS).

QUY TRÌNH CHẾ BIẾN NGHIÊM NGẶT ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Nhà xưởng của HANUTI bố trí dây chuyền sản xuất theo vòng tròn khép kín từ đầu vào cho đến đầu ra. Đồng thời quy trình chế biến được thực hiện nghiêm ngặt bởi các công nhân có tay nghề cao dưới sự giám sát của bộ phận Quản lý chất lượng sản phẩm.