Chọn đối tượng khách hàng 2
  • iconss-1 Khách hàng Cá nhân
  • iconss-2 Đại lý phân phối
  • iconss-3 Khách mua nguyên liệu

THỰC PHẨM TỰ NHIÊN KHÔNG PHẢI THỰC PHẨM HỮU CƠ

Nếu bạn theo dõi page Hanuti một thời gian, bạn đã phần nào quen thuộc với những bài viết về thực phẩm hữu cơ. Tuy nhiên, có lẽ sẽ có nhiều bạn nhầm lẫn hoặc chưa phân biệt rõ thực phẩm hữu cơ thực chất khác thực phẩm tự nhiên như thế nào, khi vẫn còn rất nhiều người hiểu sai hai khái niệm này. Bài viết này, Hanuti sẽ cung cấp cho bạn một cách nhìn mới để phân biệt giữa hai loại thực phẩm này nhé!

Thực phẩm Hữu cơ và thực phẩm Tự nhiên
Với việc xuất hiện ngày càng nhiều chuỗi cửa hàng thực phẩm hữu cơ ở Việt Nam, mọi người vẫn có thể nhầm lẫn hoặc cảm thấy có thể hoán đổi hai thuật ngữ “tự nhiên” và “hữu cơ”, tuy nhiên bạn nên hiểu rằng: tự nhiên không phải là hữu cơ và ngược lại. Trong thực thế thực phẩm tự nhiên không được áp đặt bởi những quy định của nhà nước; nhưng ngược lại, thực phẩm hữu cơ có nhiều quy định kèm theo để được cấp chứng nhận.

Thực phẩm hữu cơ: (Tại Việt Nam) Là thực phẩm đã được chứng nhận hữu cơ của PGS Việt Nam và được các đơn vị đánh giá và cấp chứng nhận hữu cơ uy tín trên thế giới chấp nhận, đi kèm với các tiêu chuẩn quy định nhằm giám sát cách thức mà các thực phẩm đã được trồng, thu hoạch và chế biến. Những nguyên tắc nghiêm ngặt đảm bảo rằng các loại thực phẩm được trồng mà không sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ độc hại tổng, các thành phần biến đổi gen (GMO), thuốc kháng sinh hay hormone tăng trưởng nhân tạo. 

Thực phẩm tự nhiên: Thực phẩm đơn thuần được nuôi/trồng một cách tự nhiên, không sử dụng hóa chất. Tuy nhiên, không có quy định hoặc quy định dán nhãn sản phẩm thực phẩm như tự nhiên. Sản phẩm vẫn có thể tiếp xúc với các chất hóa học như chất phụ gia và chất bảo quản trong quá trình thu hoạch, chế biến, đóng gói,… 

Sử dụng thực phẩm hữu cơ cho cuộc sống lành mạnh

Với việc canh tác hữu cơ, Hanuti cam kết từ vùng trồng với những người người nông dân tham gia canh tác đều phải có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc cây trồng đặc biệt để sản xuất các loại cây có mật độ dinh dưỡng cao và không tồn dư chất hóa học. Khi bạn ăn thực phẩm hữu cơ, bạn đang ăn thực phẩm không chứa các chất phụ gia độc hại được sử dụng trong sản xuất thực phẩm thông thường. Thực phẩm hữu cơ cũng chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa, thường được biết đến để giúp bảo vệ các tế bào của bạn chống lại các gốc tự do, từ đó giúp bạn luôn khỏe mạnh và chống lại bệnh tật. Trên thế giới đã có những nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em đưa vào chế độ ăn hữu cơ đã giảm đáng kể mức độ thuốc trừ sâu trong cơ thể. Một số loại thuốc trừ sâu đã được xác định là chất gây ung thư tiềm năng, gây rối loạn nội tiết và có liên quan đến học tập và phát triển sự chậm trễ ở trẻ em.

Vì vậy, vì một tương lai hạnh phúc, khỏe mạnh cho gia đình và con em mình, hãy lựa chọn ăn/uống/sống hữu cơ để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và người thân yêu của mình; đồng hành cùng Hanuti trên hành trình theo đuổi nguồn dinh dưỡng hạnh phúc!

sản phẩm được đề cập

Hạt khô

có thể bạn sẽ thích

Nếu bạn theo dõi page Hanuti một thời gian, bạn đã phần nào quen thuộc với những bài viết về thực phẩm hữu cơ. Tuy nhiên, có lẽ sẽ có nhiều bạn nhầm lẫn hoặc chưa phân biệt rõ thực phẩm hữu cơ thực chất khác thực phẩm tự nhiên như thế nào, khi vẫn còn rất nhiều người hiểu sai hai khái niệm này. Bài viết này, Hanuti sẽ cung cấp cho bạn một cách nhìn mới để phân biệt giữa hai loại thực phẩm này nhé!
Trong quy trình sản xuất sản phẩm hữu cơ, thu hoạch là một trong những giai đoạn quan trọng nhất để đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra. Đây là bước quyết định không chỉ đến giá trị dinh dưỡng mà còn ảnh hưởng đến việc duy trì tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế. Tại Hanuti, quy trình thu hoạch được thực hiện nghiêm ngặt để vừa bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, vừa giữ gìn tính bền vững cho môi trường.
Truy xuất nguồn gốc sản phẩm là khả năng theo dõi, nhận diện được một đơn vị sản phẩm qua từng công đoạn của quá trình sản xuất, chế biến, phân phối. Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là với hàng hóa nông sản tại thị trường Việt Nam vì sản phẩm hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng ngày càng tràn lan. Không doanh nghiệp nào muốn sản phẩm của mình bị đánh giá như nhau, bị đánh đồng hàng tốt với hàng kém chất lượng. Vậy truy xuất nguồn gốc sản phẩm là gì?